Thiết kế sân vườn biệt thự là một nghệ thuật, một quá trình tìm ra những phương án bố trí và trồng vườn nhằm tạo nên vẻ đẹp cho cảnh quan. Thiết kế vườn có thể được thực hiện bởi các gia chủ hay bởi các nhà thiết kế đã có kinh nghiệm. Thiết kế sân vườn không chỉ là phân bố các tiểu cảnh, bố trí các phương tiện sinh hoạt và trồng cây. Mà trên hết thiết kế sân vườn là sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí (có khảo sát cả yếu tố phong thủy) để tạo một không gian thư giãn, thoải mái và cả niềm tự hào cho chủ nhân, gia đình. Do vậy thiết kế sân vườn biệt thự là sự tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật.
Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế sân vườn biệt thự
1.Tính thống nhất
Sự lặp đi lặp lại có trật tự của những yếu tố như chiều cao, kích thước, kết cấu, màu sắc… của cây cối, vật dụng trang trí tạo nên tính thống nhất trong trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Tuy nhiên để đạt được điều này bạn cần xác định rõ phong cách thiết kế mà mình mong muốn, ví dụ như vườn cổ điển theo phong cách Châu Âu, vườn thiền Nhật Bản, kiểu cảnh quan miền quê…
2.Tính đơn giản hóa
Nếu là một người thật sự yêu thích thiên nhiên bạn sẽ am hiểu tường tận tính đơn giản hóa trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Mọi chi tiết trong khu vườn đều lấy thiên nhiên làm chủ đạo, đồng thời tiết chế sự can thiệp của con người như tranh, tượng…
3. Sự chuyển tiếp tự nhiên
Sự chuyển tiếp tự nhiên tạo nên hiệu ứng về không gian cho khu vườn sau khi hoàn thành. Những loài cây thân gỗ vươn cao, đến cây bụi thấp, cây hoa nhỏ, thảm cỏ… sự tiếp nối này tạo cho bạn cảm giác khu vườn như một cảnh quan tự nhiên ngoài đời thực sinh động và chân thực.
4. Tính cân bằng
– Cân bằng đối xứng: hiểu đơn giản là mọi chi tiết trong khu vườn đều được bố trí đối xứng với nhau. Nhìn một bên khu vườn bạn sẽ hình dung được khu vực còn lại có bố cục như thế nào. Kiểu thiết kế này được ứng dụng nhiều trong khu vườn theo phong cách cổ điển Châu Âu, sang trọng, quý tộc nhưng tốn nhiều chi phí để chăm sóc và bảo dưỡng.
– Cân bằng không đối xứng: tiêu chí thiết kế đi ngược lại với tính chất đối xứng. Bạn hãy quan sát một khu vườn được thiết kế theo kiểu vườn Thiền Nhật Bản sẽ dễ hình dung hơn. Mọi chi tiết đều được bố trí hết sức tự nhiên, ngẫu nhiên nhưng đầy dụng ý, mô phỏng lại đặc điểm sinh thái của thiên nhiên tinh tế và đầy giá trị nghệ thuật.
5. Màu sắc trong cảnh quan sân vườn
Nhiều người cho rằng, trong sân vườn chắc chắn chỉ có màu xanh của cây cối, nhưng đó là một suy nghĩ thiếu sót. Ngoài màu xanh tự nhiên, bạn có thể trồng thêm những loại hoa có màu sắc tươi sáng để điểm tô thêm sức sống cho khu vườn. Bên cạnh đó, vật dụng trang trí, ngoại thất như bàn ghế, sofa, dù (ô)… có những gam màu nhẹ nhàng, trung tính như trắng, xám… cũng có thể kết hợp một cách sinh động, hài hòa.Có 2 kiểu đường nét trong thiết kế cảnh quan sân vườn.
– Đường thẳng: tạo cho khu vườn của bạn nhiều góc cạnh vuông vắn, mạnh mẽ, đem lại cảm giác ngăn nắp, gọn gàng, an toàn và dễ chịu cho người sử dụng. Đồng thời việc cắt tỉa cây cối hay thi công cũng đơn giản hơn.
6. Đường nét trong cảnh quan sân vườn
Có 2 kiểu đường nét trong thiết kế cảnh quan sân vườn.
– Đường thẳng: tạo cho khu vườn của bạn nhiều góc cạnh vuông vắn, mạnh mẽ, đem lại cảm giác ngăn nắp, gọn gàng, an toàn và dễ chịu cho người sử dụng. Đồng thời việc cắt tỉa cây cối hay thi công cũng đơn giản hơn.
– Đường lượn sóng: lối đi, cây cảnh, thảm cỏ… đều được cắt tỉa, bố trí theo kiểu uốn lượn mềm mại, tạo ra vẻ đẹp quyến rũ, nhẹ nhàng. Kiểu thiết kế này thích hợp với gia chủ muốn có một khu vườn đậm chất tự nhiên, phóng khoáng và hiện đại.
7. Tính cân đối
Để áp dụng nguyên tắc cân đối trong thiết kế cảnh quan sân vườn, bạn cần tránh một số sai lầm sau đây:
– Bố trí quá nhiều chi tiết nhỏ trong một khu vườn có diện tích lớn. Ví dụ bạn muốn thiết kế dãy đài phun nước trong sân vườn nhà mình, nhưng số lượng quá nhiều trong diện tích rộng không đem lại hiệu quả như mong muốn mà làm cho cảnh quan bị lộn xộn, rối rắm hơn. Thay vào đó, bạn có thể thiết kế một đài phun ở trung tâm, sau đó những chi tiết trang trí cây xanh, tượng đá xung quanh sẽ đảm bảo tốt nguyên tắc cân đối, giúp khu vườn không chỉ đẹp mắt và giá trị thẩm mỹ cũng được nâng cao hơn.
– Vật dụng trang trí quá lớn trong khu vườn có diện tích nhỏ. Đây là sai lầm nhiều người mắc phải khi muốn tạo hiệu ứng nới rộng không gian và tạo điểm nhấn. Tuy nhiên những đồ dùng trang trí quá lớn như một bức tượng chẳng hạn, sẽ làm lối ra vào sân vườn khó khăn hơn, dễ va chạm gây đổ vỡ và biến không gian vốn đã chật hẹp lại càng ngột ngạt hơn.
– Không có kế hoạch cho sự phát triển của các loài cây. Đây là điểm thiếu sót của nhiều công trình thiết kế cảnh quan sân vườn nếu đội ngũ nhân viên chưa đủ kinh nghiệm. Khi thiết kế, bạn phải ước tính được những giống cây nào sẽ phát triển cao lớn để tránh sau một thời gian làm cho cảnh quan khu vườn mất cân đối, lộn xộn.
8. Tính lặp lại
Tính lặp lại trong thiết kế cảnh quan sân vườn có mối quan hệ mật thiết với tính thống nhất. Tính chất này được áp dụng trong cảnh quan sân vườn để tạo nên không gian tự nhiên, sinh động hơn. Tuy nhiên nếu không áp dụng một cách khéo léo sẽ rất dễ làm cho khu vườn lộn xộn, kém thẩm mỹ, vô tổ chức.
BÁO GIÁ – TƯ VẤN
+ Để nhận báo giá và giải đáp những thắc mắc liên quan, hãy Liên hệ ngay với chúng tôi: