Cây Tùng La Hán hay còn được gọi là vạn niên tùng, sam đất, sam la hán… Với hình dáng đẹp mắt, loài cây này thường được dùng để trang trí sân vườn, khu văn phòng, khu đô thị, khu công nghiệp hoặc khuôn viên các resort cao cấp, đền chùa…
Tùng la hán là loại cây quý hiếm có ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Thời xưa, tùng la hán chỉ có mặt ở trong vườn cảnh của các bậc vua chúa, đế vương,các tầng lớp quý tộc, địa chủ giầu có thể hiện đẳng cấp của mình, dân đen không có cơ hội tiếp cận. Cây tùng la hán sống bền bỉ đạt tới hàng trăm năm. Loài cây này được đánh giá là có linh khí, có tác dụng trừ tà, cản gió độc, đem đến sự bình an cho gia đình. Cây tùng la hán còn mang vẻ đẹp khí phách, bề thế và uy nghi nên càng được ưa chuộng.
Hiện nay có rất nhiều người trồng cây Tùng La Hán để vừa trang trí sân vườn, khuôn viên dự án… tuy nhiên, không phải ai cũng biết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tùng la hán để cây phát triển tốt. Trong bài viết này AGRICO sẽ giới thiệu cho bạn những kiến thức cần thiết để chăm sóc cây Tùng La Hán tốt nhất:
Lưu ý về chậu trồng cây Tùng La Hán
Chậu phải thoát nước tốt, chậu xi măng ta thường lỗ thoát nước kém- thường có 1 lỗ bé, ta dùng đục, đục thêm lỗ, đất trong chậu cần luôn hơi ẩm chút là được, chậu giả hoặc Tàu xịn thì thường lỗ thoát nước rất tốt không lo lắm, cây tùng nguy hiểm nhất là chưa lên đọt non mới chuyển về mà bị trầm nước, hầu như vô phương cứu chữa.
Lưu ý về đất trồng cây Tùng La Hán
Theo tham khảo với 1 số dân chơi lâu năm thì có ý kiến cho rằng tỉ lệ đất trồng là sỉ than:đất thịt = 40:60. Một số ý kiến khác là: 3 phần xỉ than (xỉ than tổ ong nấu chín nẫu ra- đập nhỏ bằng đầu đũa bé xíu, rửa sạch lọc vứt hết đi những tạp chất, những mùn than gây bức bí hệ rễ), 3 phần Cát, 2 phần xơ dừa (tốt nhất là xơ dừa để lâu- trên 1 năm vì nó mại ra- đã phân hủy hết chất chát- hại rễ) và 2 đất thịt… như vậy dãy số là 3:3:2:2. Sở dĩ đất thịt cần ít thôi vì trong bầu đất đã có sẵn đất nhiều thịt. Tỷ lệ đất này có lẽ thích hợp với nhiều loại cây Bonsai chủng loại khác nói chung!
Hướng dẫn khi chuyển chậu trồng cây Tùng La Hán
Mùa nào ta cũng đánh bầu được, quanh năm, mùa đông thì bổ vặn là tối ưu, mùa hè tuyệt đối không nên bổ, chỉ làm chi dăm và tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc:
1. Chuyển từ đất sang chậu
– Kĩ thuật đánh bầu: Bạn cắt đánh bầu sao cho hệ rễ được cắt ngọt ngào, không xước sát nhiều đối với cây to bắp tay trở lên, cây mini thì lại càng dễ, có vỡ chút bầu cũng chẳng sao.
– Kĩ thuật chuyển cây: Khi chuyển cây về nếu muốn đưa vào chậu chúng ta có thể để cây vào chỗ mát chừng nửa ngày- đến 2-3 ngày cũng được, tuyệt đối không đưa ra chỗ nắng, ngày tưới nhẹ bằng bình xịt hoa 3-4 lần vào thân và hệ lá cây, nhà nào không có khuôn viên thì có thể căng lưới đen để che nắng.
– Chăm sóc cây khi mới chuyển chậu: Khi mới trồng chậu, bạn chịu khó tưới lần đầu cho ẩm hết đất, còn giữ cho bầu đất hơi ẩm ẩm là được, khi nào tưới cây thấy nước rút nhanh là ok, còn khi nào nước đọng lại hơi lâu lâu, là phải xem ngay hệ lỗ thoát, nếu cẩn thận hơn thì khi đánh cây lên có thể xịt ít thuốc kích thích ra rễ. Tuyệt đối tránh bón phân Dinamic khi cây mới lên chậu- phân chuồng cũng không nên. Sau 3-4 tháng cây ổn định thì bón từ từ để cây không bị ngộ độc.
2. Chuyển từ chậu sang chậu
Chuyển từ chậu sang chậu, cây từ chậu sang chậu thì chăm dễ hơn rất nhiều – hệ rễ đã cô- co và an toàn rồi nhưng người chưa có kinh nghiệm cố gắng lấy cả bầu đất thì càng tốt, trường hợp không lấy được bầu đất (những cây chậu lâu hệ rễ Tùng quá nhiều và dầy) thì anh em khi bể bầu, hay đứt nhiều rễ cũng không sợ, có thể cắt ngọt chỗ sước hoặc đứt phàm, để an toàn nhất có thể dùng thuốc chống nấm! cũng không nên chủ quan đối với loại từ chậu sang chậu, chúng ta cứ để chỗ mát lấy 2-3 tuần, cây ổn định cái đã, thả ra nắng gắt luôn rất dễ bỏ chi.
Lưu ý:
- Những ngày hè quá nắng, khi cây có hiện tượng héo lá, ta phải lập tức chuyển ngay chỗ mát và tăng cường tưới thân, lá, có thể dùng phân bón lá cho nhưng cây phục hồi rồi nhưng còn yếu!
- Khi chăm cây tùng la hán thời kì mới chuyển chậu này lưu ý, cây Tùng để chỗ mát nhưng cũng phải có độ thoáng và có chút ánh nắng nhạt, khoảng 4-5 ngày đầu, nên thi thoàng bê ra lúc nắng nhạt trước 8h sáng, hoặc chiều khoảng 5-6h, nhà nào chỗ đặt cây thoáng rồi- có quang hợp 3-4 tiếng 1 ngày trở lên thì tốt.
Lưu ý khi chăm sóc cây Tùng bị sâu bệnh
Những cây trồng rợp hay bị đen lá và thân, rễ, lúc này cây cần phải đưa từ từ ra nắng, chậu lâu rồi bón phân Dinamic từ từ thay lá già và thân sạch dần ra, đó chẳng qua là lớp địa y- rêu mốc bám, không có gì phải lo.
Bệnh 1: mốc trắng rễ- nhưng cây để rợp hay bị bệnh này- xuất phát từ hệ đất không sạch sẽ, hoặc lây từ cây khác, chúng ta cạo hết lớp trắng bằng bàn chải mềm, để chỗ khô thoáng là từ từ mất, hoặc ra nhà thuốc bảo vệ thực vật mua loại thuốc diệt nấm, cạo hết mốc trắng, bôi kĩ vào- để chỗ thoáng là hết! nấm mốc khá sợ ánh nắng, Tùng khỏe trong chậu chịu nắng cực tốt.
Bệnh 2: bệnh rệp trắng lá Tùng- bênh này rất nguy hiểm, nhiều cây bỏ chi và nặng quá có thể chết, vì rệp trắng kí sinh lâu ngày ăn hết đọt non, cây suy dần… ra bảo vệ thực vật tìm mua loại thuốc diệt rệp hãng Đầu Trâu- loại có bọt sủi mạnh- pha với nước phun dần vào bông Tùng thì tự khắc hết dần.
Bệnh thối rễ, nếu lá non đang ra thì cây đang phát triển còn tốt, cắt tiệt rễ thối, trồng lại như trên là được, nặng quá mới cần đến thuốc phục hồi dần.
Trên đây là một số điều bạn cần biết khi chăm sóc cây Tùng La Hán. Nếu bạn cần biết thêm những thông tin chi tiết khác, vui lòng liên hệ với AGRICO để được tư vấn và giải đáp.