Vừa nhắc đến cái tên cây thiên môn đông thì chúng ta đã nghĩ ngay ra đây là một cây thuốc quý thường được để sử dụng để kháng khuẩn, chống khối u, giảm ho, lợi tiểu,…Không chỉ là một cây thuốc quý mà còn được chọn để trang trí cho không gian trở nên lộng lẫy, thoáng mát và trong lành hơn.
Cây thiên môn đông là dạng dây leo sống lâu năm ở dưới đất, có nhiều củ dễ mẫm hình thoi chúng có nguồn gốc từ vùng Đông Á bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản. Đầu tiên cây mọc tự nhiên và cũng được trồng ở Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào,…Hiện nay ở Việt Nam cây thiên môn đông đang mọc hoang ở khá nhiều tỉnh ven biển miền Trung, các đảo lớn như: Phú Quốc, Côn Đảo và các tỉnh phía Bắc.
Thiên môn đông có thân hình dài nhọn, nhiều cành, lá rất nhỏ nhìn như những chiếc vẩy hình lưỡi liềm. Vào mùa hạ thì các kẽ lá mọc hoa màu trắng nhỏ, quả thì mọng khi chín màu đỏ, tím đen. Thông thường nhiều biệt thự, căn hộ, nhà hàng, khách sạn,…chọn cây thiên môn đông trồng trong chậu đặt ở ban công, cầu thang, hành lang, cửa sổ giúp bầu không khí tươi mát hơn bởi màu sắc của hoa, lá đẹp mang đến không gian thư giãn, giảm bớt được căng thẳng,….
Đặc điểm của cây thiên môn đông
Một loại cây bụi leo có khả năng sống lâu năm, chiều dài lên tới 1m-1,5m khi ở độ tuổi trưởng thành. Cây mọc thành chùm, có rễ và củ mềm, hình thoi, cuống dài,..Khi lớn cây sẽ phát triển nhiều nhiều cành và nhánh hình trụ, chúng được mọc xoắn xuýt vào nhau để tạo thành bụi dày, nhẵn có gai cong. Lá cây thiên môn như hình lưỡi liềm còn những cành nhỏ biến đổi thành lá gọi là diệp chi, chiều dài từ 2-3cm, đầu nhọn.
Ở các kẽ diệp chi thì gồm có 1, 2 hoa màu trắng, hoa đực có bao hoa 6 mảnh, 6 nhị, nhụy lép còn hoa cái thì có bao hoa như hoa đực, phần nhị sẽ ngắn hơn bao phần tiêu giảm, bầu thuôn có vài ngăn. Thiên môn đông có quả mọng, hình cầu và đường kính từ 5-6mm, màu lục nhạt rồi nó sẽ chuyển sang màu vàng ngà từ từ sang màu sáng có những hạt màu đen. Thông thường thì mùa hoa vào tháng 3 đến tháng 5, mùa quả vào tháng 6 đến tháng 9.
Cách chăm sóc cây thiên môn đông
Hiện nay cây thiên môn đông được nhân giống bằng hai phương pháp gieo hạt và tách bụi.
Khi nhân giống bằng cách gieo hạt thì tỷ lệ nảy mầm thấp và khả năng phát triển chậm. Phương pháp tách bụi được sử dụng phổ biến nhiều hơn so với gieo hạt. Khi chọn cây trồng thì nên chọn những bụi to có nhiều nhánh, không bị sâu bệnh hại. Lưu ý khi tách thì cần lấy bớt đất ở sát chậu ra rồi nhẹ nhàng nhổ toàn bộ cây ra khỏi chậu để đảm bảo không bị đứt rễ cây. Sau đó, rũ phần đất dính trên rễ và tách các cây con ra khỏi bụi mới trồng vào chậu.
+ Là cây ưa sáng và có khả năng chịu bóng bán phần. Chính vì thế, bạn có thể đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng nhưng không quá gắt nắng, hoặc để trong nhà, hành lang, cửa cửa, ban công,…
+ Nếu bạn trồng cây trong nhà thì nên mang cây ra ngoài hứng nắng tứ 1-2 lần/ tuần vào những lúc sáng sớm khoảng 30 phút mỗi lần.
+ Bạn sử dụng bình tưới 1 lần/ ngày nhưng nên tưới nước sạch vì cây không ưa những nguồn nước ô nhiễm không lá cây sẽ bị cháy và chết từ từ. Nếu bạn sử dụng nước máy thì phải cho vào bể chứa khoảng 1 đến 2 ngày mới dùng để tưới, khi nước có độ phèn cao thì để vào cho bể lắng xuống lọc trong 1-2 ngày sử dụng mới an toàn.
+ Bón cây thì bạn có thể sử dụng phân chuống hoặc NPK pha loãng để bón cho cây, giúp cho khả năng sinh trưởng của cây tốt hơn và có thể bổ sung phân bón lá giúp cây phát triển nhiều chồi hơn.
+ Cây thiên môn đông thường ít sâu bệnh hại thế nhưng có thể bị các loại bọ trĩ. Khi gặp bọ trĩ bạn nên dùng Shwpa hoặc Vibame xịt cho cây, thường xuyên nhổ cỏ và bắt sâu để hạn chế sâu bệnh.