Tác dụng của cây bằng lăng trong kiến trúc đô thị

Tại khu vực đô thị đầu xuân hầu như chúng ta đều có thể dễ dàng nhận thấy nhiều loài cây đang đua nhau đâm chồi nảy lộc, trong đó những chồi nảy lộc. Trong đó những chồi non của cây bằng lăng với đủ màu sắc xanh – vàng – đỏ càng trở nên bắt mắt dưới cái nắng đầu mùa hạ bởi vậy tác dụng của cây bằng lăng trong kiến truc đô thị là rất lớn.

 

Đặc điểm của cây bằng lăng tím

Cây bằng lăng tím còn có tên gọi khác là cây bằng lăng tím là cây thân gỗ trung bình, rụng lá, cao 12-18 m đường kính khoảng 20-40 cm, đặc điểm của cây bằng lăng là tán hình trứng rộng, dày, xanh thẫm, thân không thật thẳng, phân cành sớm, cành mọc ngang với rất nhiều cành nhỏ mang lá. Vỏ nấu xám, ít nứt, thịt vỏ mỏng màu vàng nhạt dài 1-1,2cm, cành nhẵn, màu xanh, lá đơn, nguyên, mọc cách hay gần đối , không lá kèm, hình trứng rộng hay bầu dục khi non lá xanh nhạt khi già lá màu đỏ.

Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh cây bằng lăng với những chum hoa màu tím đẹp, mọc ở đỉnh cành, hình tháp mang nhiều hoa, nụ hoa hình cầu, màu tím hồng, lá đài 6 hợp thành ống với 6 dải và 6 rãnh nông, cánh hoa 6 nhăn nheo trong nụ và khi mới nở, màu đỏ tím hay tím hồng, có cựa ngắn. Nhị đực nhiều, đính ở giữa ống đài.

Có bao nhiêu loại bằng lăng

Cây bằng lăng có bao nhiêu loại? câu trả lời sẽ cho bạn biết dưới đây, gần đây các nhà khoa học có đưa thêm một số loại thuộc chi bằng lăng vào trồng ở trong cảnh quan đô thị:

  • Tường vi/ tử vi tàu cây bụi hay gỗ nhỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc, lá nhỏ dài từ 3-3.5 cm, hoa màu tím hay tím hồng, cánh hoa có móng dài, phiến mảnh, nhăn nheo rất đẹp, hoa nở vào mùa hè thu.
  • Cây Bằng lăng tím hay còn gọi là bằng lăng tiên, bằng lăng nước là cây thân gỗ cao 10m có hoa màu tím.
  • Bằng lăng xoan, cây gỗ to, cao tới 30m hoa màu tím.
  • Bằng lăng trung hay còn gọi là cây bằng lăng núi, cây từ vùng núi đá và rừng còi vùng Phan Rang, miền Trung, có gốc xù xì lá nhỏ 6x3cm, hoa lớn màu hồng tím rất đẹp để làm cây bonsai.
  • Cây bằng lăng ổi hoa trắng có gỗ to, cao hoa màu trắng muốt.

Vì sao bằng lăng lại quan trọng trong các công trình đô thị?

Ở Việt Nam bằng lăng là loài phân bố trong các kiểu rừng nửa rụng lá, rừng khô rụng lá cùng với loài bằng lăng vỏ nhẵn, nhưng không phổ biến và nhiều cá thể bằng lăng này vì thế đòi hỏi đất sâu, dày, ẩm. Cây có độ biên độ sinh thái rộng, độ cao phân bố không quá 700m thường mọc trên đất feralit hay ất sa thạch, phiến thạch sét ở vùng khí hậu nhiệt đới hai mùa mưa khô rõ rệt vì thế rất thích hợp với các khu vực đường phố vì đòi hỏi đất sâu sẽ giúp cây vững chắc hơn trong mùa mưa bão.

Cây này ưa sáng khi trưởng thành, vì thế phát sinh chồi tốt, tái sinh tự nhiên bằng hạt kém thường tái sinh thiên nhiên tốt nơi quang trống, hơn nữa lá dày, um tùm có thể làm mát đường phố.

Cây bằng lăng có dáng đẹp: thân xù xì, ít thẳng, cành nhiều gần như nằm ngang làm cho tán cây có nhiều tầng, lá lớn màu xanh đậm, khi già chuyển màu đỏ hay tím, mùa đông rụng lá, đầu xuân ra lá non xanh biếc hay nâu hồng, hoa đẹp rực rỡ, màu tím hồng, có thể biến màu rất hấp dẫn, lại nở vào dịp đầu hè, lúc nhiều cây đường phố khác đã tàn nên được nhiều người ưa thích và đã được trồng trong công viên, trong vườn nhà, vườn công sở hay bạn cũng bắt gặp cây bằng lăng cho bệnh viện, chung cư…

Bằng lăng nước lại có chiều cao trung bình, không vượt quá tầm cao của dây điện nên thường được chọn làm cây bóng mát và cây trồng ven đường ở các khu phố có nhà xây thấp tầng, trong các đô thị, thị trấn và thị xã. Sau khi trồng 4 năm, cây đã bắt đầu ra hoa.

Các kiến trúc sư đô thị thường sử dụng cây bằng lăng cùng với một số cây hoa và bóng mát khác để tạo nên nhưng cảnh quan vui mắt ở các đường phố, các vườn hoa, công viên hoặc nhiều nơi khác trong đô thị. Quả bằng lăng nước kết thành chùm, không ăn được, không hấp dẫn ruồi nhặng; khi khô quả mở ra cho hạt rụng xuống, còn quả vẫn tồn tại lâu trên cây với màu nâu đen. Đây là một nhược điểm của cây, nên khi thu hoạch hạt cần hái toàn bộ quả trên cây.

Trả lời